Sử Dụng Chỉ Báo RSI Như Thế Nào Để Mang Lại Hiệu Quả Cao
Chỉ Báo RSI Được phát triển và đề cập bởi J. Welles Wilder vào năm 1978, Relative Strength Index – RSI – đã trở thành 1 trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên thị trường tài chính toàn cầu. Các nhà giao dịch sử dụng RSI với nhiều mục đích khác nhau. Một số cách sử dụng RSI phổ biến và mang lại hiệu quả được đề cập sau đây:
RSI phản ánh tình trạng mua quá mức – overbought – hoặc bán quá mức – oversold – của thị trường
RSI dao động trong 1 vùng giới hạn từ 0 đến 100. Nếu RSI đi xuống dưới vùng 30, nó phản ánh rằng thị trường rơi vào tình trạng bán quá mức – oversold – và tiềm ẩn khả năng đảo chiều tăng trở lại. Ngược lại, nếu RSI đi lên trên vùng 70, nó cảnh báo rằng thị trường có thể đã ở vào tình trạng mua quá mức – overbought – và sự đảo chiều giảm là có thể. Một số nhà giao dịch lựa chọn không giao dịch khi RSI đi xuống dưới vùng 30 hoặc đi lên trên vùng 70.
RSI tạo sự phân kỳ với giá thị trường
Phân kỳ – divergence – là hiện tượng thị trường đang suy giảm sức mạnh. Phân kỳ biểu hiện qua việc giá và chỉ báo kỹ thuật không đồng nhất với nhau. Cụ thể hơn, trong trường hợp RSI thì đó là giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI lại tạo đỉnh thấp (phân kỳ âm), hoặc giá tạo đáy thấp mới trong khi RSI tạo đáy cao hơn (phân kỳ dương). Sự sai biệt giữa giá và RSI như là 1 dấu hiệu cảnh báo cho nhà giao dịch về khả năng đảo chiều của thị trường.
Kết luận
RSI là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng rộng rãi. Có 2 cách được nhiều nhà giao dịch sử dụng hiệu quả đối với RSI gồm chú ý thị trường đảo chiều khi RSI vượt lên trên vùng giá trị 70 (tình trạng mua quá mức, có thể đảo chiều sang giảm) và khi RSI vượt xuống dưới vùng giá trị 30 (tình trạng bán quá mức, có thể đảo chiều sang tăng); ngoài ra, cách sử dụng RSI để phát hiện sự phân kỳ – divergence – cũng là một cách thức giúp phát hiện sự suy yếu trong xu hướng hiện tại của thị trường. Nếu được sử dụng đúng cách, RSI sẽ trở thành một công cụ cực kỳ hữu ích cho nhà giao dịch.