Bài 1: Các dạng biểu đồ cơ bản

6 năm trước
Happy Trader
Bài 1: Các dạng biểu đồ cơ bản

Những điều cơ bản về biểu đồ dạng thanh (Biểu đồ OHLC)

Biểu đồ dạng thanh hay biểu đồ OHLC – Open, High, Low, Close (giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa) được dùng để tổng hợp các biến động giá trong một khung thời gian xác định. Giá mở cửa (open) được biểu thị bởi một dấu gạch ngang bên phía trái của thanh thẳng đứng. Giá đóng cửa là dấu gạch ngang bên phía phải của thanh thẳng đứng. Giá cao nhất (high) là đỉnh của thanh và giá thấp nhất là đáy của cột (thanh). Vị trí của giá mở cửa và đóng cửa sẽ thay đổi dựa trên mối quan hệ của hai giá này với những thanh giá còn lại trong biểu đồ. Trong bài viết này, thanh giá hằng ngày – daily (thường là 9h30 sáng đến 4h30 chiều giờ chuẩn Đông (GMT – 5)) sẽ được sử dụng trong tất cả các phần phân tích mặc dù các thanh giá có thể biểu thị bất kì một khung thời gian nào từ 1 phút, 1 giờ, hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng.

BarChartOHLC. ​

 

Ngày giá tăng/thanh tăng (up day/bullish bar)

Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa của thanh thì thanh giá đó được gọi là ngày giá tăng hay thanh tăng.

OHLC.

Ngày giá giảm/thanh giảm (down day/bearish bar)

Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của thanh thì ngày đó ngày được tổng kết là ngày giá giảm hay thanh giảm.

OHLC down day.

Giá mở cửa (the open)

Giá mở cửa là giá ở mức mà một số giao dịch giữa người mua và người bán xuất hiện. Giá mở cửa rất quan trọng, chủ yếu đối với mối quan hệ giữa nó với giá đóng của thanh trước và giá đóng của thanh hiện tại. Nếu giá mở cao hơn giá đóng của ngày hôm trước thì chúng ta biết được đã có một khoảng nhảy giá lên. Việc giá tăng sau khi qua đêm có thể lí giải bởi một số tin tức lạc quan thường thấy trên thị trường hoặc có thể người mua không vào được thị trường vào lúc đóng cửa của ngày hôm trước và họ muốn đảm bảo họ sẽ mua được ở giá mở cửa của ngày tiếp theo.

Mối quan hệ của giá mở cửa và đóng cửa trên cùng một thanh sẽ được thảo luận trong phần “giá đóng cửa”.

Giá thấp nhất (the low)

Giá thấp nhất là mức giá giao dịch thấp nhất trong ngày giữa người mua và người bán; nó được xem là đáy của biểu đồ dạng thanh OHLC. Mối quan hệ giữa đáy thanh này và những đáy thanh trước có thể cho người giao dịch những thông tin quý giá. Ví dụ, nếu giá thấp nhất của ngày hôm trước là 5 đô và giá thấp nhất nhất của hôm nay là 4 đô thì người bán đã tạo ra một mức giá thấp mới, hay còn gọi là giá giảm. Mặt khác, nếu giá thấp nhất của ngày hôm trước là 5 đô và ngày hôm nay giá thấp nhất cũng là 5 đô thì trên biểu đồ mức giá này lại biểu hiện như một vùng hỗ trợ được tạo ra để người mua cảm thấy tự tin khi thực hiện giao dịch. Vùng hỗ trợ này sẽ càng trở nên quan trọng nếu như đã có rất nhiều giá thấp nhất chạm mức 5 đô này và bật lên lại phía trên. Cuối cùng, nếu giá thấp nhất của ngày hôm trước là 5 đô nhưng giá thấp nhất của ngày hôm nay là 6 đô thì có nghĩa là giá đã tạo ra một đáy cao hơn. Điều này có thể dự báo một xu hướng tăng bởi vì những người bán đã không thể đẩy giá đi xuống đến mức của ngày hôm qua và/hoặc những người mua đã khao khát mua ở những mức giá cao hơn; tuy nhiên, cả hai lí do này đều tích cực cho người mua và tiêu cực cho người bán.

Mối quan hệ giữa giá thấp nhất và giá đóng cửa sẽ được thảo luận trong phần “Giá đóng cửa”. Mối quan hệ giữa giá thấp nhất và giá cao nhất sẽ được phân tích trong phần “Biên độ giá”. Ngoài ra, mối quan hệ giữa giá thấp nhất và xu hướng tăng, giảm và đảo chiều cũng sẽ được thảo luận sau.

Giá đóng cửa (the close)

Đến hiện tại, giá đóng cửa là mức giá quan trọng nhất trong 4 mức giá của OHLC. Giá đóng cửa có thể được xem là một bản tổng kết giao dịch của một ngày. Vị trí của giá đóng cửa trên biểu đồ có thể cho biết liệu người mua hay người bán đang kiểm soát ngày hôm đó. Khi giá đóng cửa gần đỉnh, ta có thể hiểu người mua đã thắng ngày hôm đó; khi giá đóng cửa gần đáy, ta có thể suy ra người bán đã thắng; và khi giá đóng cửa ở giữa thanh giá thì cả hai bên không ai thắng.

the close.

Giá đóng cửa sẽ rất hữu ích khi phân tích mối quan hệ của nó với giá cao nhất và thấp nhất, với giá mở cửa của ngày, và với giá đóng cửa của ngày hôm trước. Như đã nói, nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì thanh giá đó được gọi là “ngày giá tăng”. Nếu giá đóng thấp hơn giá mở thì ngày hôm đó sẽ là “ngày giá giảm”. Tuy nhiên, một biện pháp hữu hiệu hơn để nhận dạng đặc tính của thanh giá (ngày giá tăng hay ngày giá giảm) chính là mối quan hệ giữa giá đóng cửa của ngày đó và ngày trước nó. Như vậy, nếu giá đóng hôm nay cao hơn giá đóng hôm qua thì ngày đó sẽ là “ngày giá tăng”; và nếu giá đóng hôm nay thấp hơn giá đóng hôm qua thì đó sẽ là “ngày giá giảm”. Một ví dụ được đặt ra như sau để giải thích tại sao giá đóng hôm nay và hôm trước lại được xem trọng hơn giá đóng và giá mở của một ngày: giá đóng hôm trước là 10 đô, giá mở cửa hôm nay là 15 đô và giá đóng cửa hôm nay là 12 đô. Ta sử dụng một phép tính trừ giữa giá đóng và mở hôm nay sẽ ra được kết quả là thanh giá đã giảm 3 đô (12 đô – 15 đô). Tuy nhiên, giá đóng của hôm nay là 12 đô và giá này của hôm qua là 10 đô, điều này nghĩa là hành động giá hôm nay đã tăng thêm 2 đô (12-10). Việc có thêm 2 đô này sẽ là một biểu thị rõ ràng hơn cho những điều sắp xảy ra đối với một người chơi chứng khoán, ví dụ như hôm qua người này sở hữu một số lượng cổ phiếu với giá 10 đô/cổ phiếu và hôm nay họ sở hữu số cổ phiếu đó với giá trị 12 đô/cổ phiếu – người nắm giữ cổ phiếu đã kiếm được tiền.

Giá cao nhất – giá đóng cửa = áp lực bán; giá đóng cửa – giá thấp nhất = áp lực mua

 

the high.

Sự chênh lệch giữa giá cao nhất và giá đóng cửa có thể xem là áp lực bán bởi vì khi giá chạm mức cao nhất, những người đã mua không thể duy trì một áp lực mua đủ để luôn giữ mức giá cao đó đến lúc đóng cửa. Vì vậy, những người bán sẽ có thể nhảy vào thị trường và đẩy giá đi xuống từ mức cao nhất đến mức giá đóng cửa. Mức độ của sự chênh lệch này cũng rất quan trọng. Liệu giá đã bị đẩy xuống khỏi mức cao nhất một vài cents hay một vài đô? Tương tự, sự chênh lệch giữa giá thấp nhất và giá đóng của có thể xem là áp lực mua vì khi giá chạm mức thấp nhất, những người bán không thể duy trì một áp lực bán đủ để luôn giữ mức giá thấp đó đến lúc đóng cửa. Như vậy, những người mua lại có thể tiến vào và đẩy giá lên cao hơn cho đến lúc giá đóng. Và một lần nữa, mức độ chênh lệch giữa giá thấp nhất và giá đóng cửa cho tín hiểu về độ mạnh của áp lực mua ở mức giá thấp nhất, cũng giống như câu hỏi “Mức chênh lệch này là vài cents hay vài đô?”

Khoảng giá = giá cao nhất – giá thấp nhất (range)

 

price range.

Khi lấy giá cao nhất trừ đi giá thấp nhất ta được biên độ giá. Biên độ giá có thể chỉ ra mức độ quan trọng của thanh giá. Ví dụ, nếu biên độ giá trung bình ngày của một thị trường là 1 đô, thì một thanh giá với khoảng giá 25 cents sẽ được xem là không quan trọng. Tuy nhiên, nếu một thanh giá là 5 đô thì nó là thanh giá cực kì quan trọng và ta nên chú ý đến nó nhiều hơn.

Sự biến động = tính chất của thị trường (Volatility)

 

bien dong.

Mức độ của biên độ giá là một dấu hiệu của sự biến động. Sự biến động tương đương với sự không chắc chắn. Biên độ biến động có thể miêu tả tính chất riêng của một thị trường (mỗi loại cổ phiếu): Liệu các thanh giá có nhỏ (biên độ nhỏ) và các xu hướng lên xuống có trật tự hay không, hoặc các thanh giá có biên độ lớn và biến động giá thì bất ổn định? Liệu biên độ biến động giá của loại cổ phiếu đó có đủ lớn để có thể kiếm được lợi nhuận từ biến động giá kể cả sau khi đã bị trượt giá và trừ đi tiền hoa hồng? Liệu các biên độ biến động có đủ lớn và khó dự đoán đến nỗi chạm mức chặn lỗ của người giao dịch trước khi di chuyển theo đúng hướng đã được kỳ vọng?

Xu hướng tăng (uptrends)

 

uptrends.

Thông thường, định nghĩa của một xu hướng được đặt ra dựa trên mối quan hệ giữa những đỉnh và đáy (của các thanh giá); vì vậy, nếu qua một khoảng thời gian, các thanh giá có những đỉnh và đáy cao dần thì những thanh giá đó đang chuyển động theo một xu hướng tăng. (Xem thêm phần “đường xu hướng” – “trendlines” để có biết thêm thông tin về cách vẽ đường xu hướng tăng và các tín hiệu mua, bán đi kèm với các đường trendlines đó)

Xu hướng giảm (downtrends)

 

down trends.

Nếu các thanh giá có các đỉnh và đáy thấp dần thì các thanh giá đó đang chuyển động theo xu hướng giảm. (Xem thêm phần “đường xu hướng” – trendlines để có thêm thông tin về cách vẽ đường xu hướng giảm và các tín hiệu mua bán đi kèm)

Sự kết thúc của xu hướng tăng (Kết thúc tăng = bắt đầu giảm)

 

end uptrends.

Sau khi hàng loạt các đỉnh và đáy cao dần tạo thành xu hướng tăng, thời điểm những thanh giá bắt đầu tạo một đỉnh và đáy thấp hơn có thể là một tín hiệu tiềm năng cho một sư đảo chiều của biến động giá. Thông thường, những thanh đảo chiều gồm các đỉnh và đáy thấp hơn nên tạo ra một sự phá vỡ mạnh mẽ từ xu hướng tăng vững chắc trước đó. (Xem thêm biểu đồ ví dụ thực tế ở cuối trang)

Sự kết thúc của xu hướng giảm (Kết thúc giảm = bắt đầu tăng)

 

end downtrends.

Sau khi hàng loạt các đỉnh và đáy thấp dần tạo thành xu hướng giảm, thời điểm những thanh giá bắt đầu tạo một đỉnh và đáy cao hơn có thể là một tín hiệu khả quan cho một sư đảo chiều của biến động giá. Thông thường, những thanh đảo chiều gồm các đỉnh và đáy cao hơn nên tạo ra một sự phá vỡ mạnh mẽ từ xu hướng giảm vững chắc trước đó. (Xem thêm biểu đồ ví dụ thực tế ở cuối trang)

Biểu đồ minh họa cho xu hướng tăng và giảm

 

chart.

Biểu đồ của Dow Jones về chỉ số công nghiệp trung bình ETF (DIA) ở trên miêu tả rất nhiều góc độ của biểu đồ giá dạng thanh. Thứ nhất, vì đây là biểu đồ trung bình của 30 loại cổ phiếu, các thanh giá có biên độ thường vừa phải và ổn định và các biến động giá thường theo một trật tự nhất định. Thứ hai, biểu đồ này cho thấy xu hướng tăng được tạo bởi những thanh giá có đỉnh và đáy thấp cao dần nối tiếp nhau và xu hướng giảm thì được hình thành bởi những thanh giá có các đỉnh và đáy thấp dần nối tiếp nhau. Hơn nữa, sự chuyển tiếp từ xu hướng giảm sang tăng thường xuất hiện khi một thanh giá với đỉnh và đáy cao hơn xuất hiện sau một xu hướng giảm; sự chuyển tiếp từ xu hướng tăng sang giảm thì thường xuất hiện khi một thanh giá có đỉnh và đáy thấp hơn xuất hiện sau xu hướng tăng. Thông thường, một sự chuyển tiếp hoàn chỉnh từ xu hướng giảm sang tăng xảy ra khi các thanh giá với đỉnh và đáy cao hơn phá vỡ đường kháng cự xu hướng dốc xuống (đường màu cam thứ nhất và thứ ba từ trái sang). Ngược lại, một sự chuyển tiếp hoàn chỉnh từ xu hướng tăng sang giảm xảy ra khi thanh giá với đỉnh và đáy thấp hơn phá vỡ đường hỗ trợ xu hướng dốc lên (đường màu cam thứ hai và thứ tư từ trái sang).

Có thể bạn quan tâm
Các phiên giao dịch Forex theo giờ Việt nam

Các phiên giao dịch Forex theo giờ Việt nam

Cách đọc mô hình nến chuẩn xác dành cho các Trader!!!

Cách đọc mô hình nến chuẩn xác dành cho các Trader!!!

Tin Non Farm Bản tin việc làm phi nông nghiệp Mỹ

Tin Non Farm Bản tin việc làm phi nông nghiệp Mỹ

Top 10 sàn giao dịch Forex uy tín và tốt nhất hiện nay

Top 10 sàn giao dịch Forex uy tín và tốt nhất hiện nay

Quản lý vốn theo Tiêu chuẩn KELLY Formula – Công thức của Thần May Mắn

Quản lý vốn theo Tiêu chuẩn KELLY Formula – Công thức của Thần May Mắn

1 ounce vàng bằng bao nhiêu lượng vàng (cây vàng )

1 ounce vàng bằng bao nhiêu lượng vàng (cây vàng )

Dạy học Forex miễn phí đào tạo trade coin đầu tư chứng khoán giao dịch ngoại hối chơi tiền ảo crypto BO

Dạy học Forex miễn phí đào tạo trade coin đầu tư chứng khoán giao dịch ngoại hối chơi tiền ảo crypto BO

Tin FOMC Statement Tuyên bố ủy ban thị trường liên bang Mỹ

Tin FOMC Statement Tuyên bố ủy ban thị trường liên bang Mỹ

Phương pháp sử dụng công cụ Volume hiệu quả

Phương pháp sử dụng công cụ Volume hiệu quả

Sách Price Action tiếng Việt của tác giả Galen Woods ( có bản gốc tiếng anh )

Sách Price Action tiếng Việt của tác giả Galen Woods ( có bản gốc tiếng anh )

Hướng dẫn xem SPDR Gold Trust mua bán

Hướng dẫn xem SPDR Gold Trust mua bán

Trader có thể kiếm tiền với tài khoản 100 USD chứ ?

Trader có thể kiếm tiền với tài khoản 100 USD chứ ?

Khám phá một ngày làm việc trader toàn thời gian tại gia

Khám phá một ngày làm việc trader toàn thời gian tại gia

NHỮNG LỜI KHUYÊN SÂU SẮC TỪ CÁC BẬC THẦY ĐẦU TƯ

NHỮNG LỜI KHUYÊN SÂU SẮC TỪ CÁC BẬC THẦY ĐẦU TƯ

Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
GIỚI THIỆU

Forexprocenter.com là một hệ thống mở, tổng hợp thông tin kinh tế, đầu tư, tài chính, kinh doanh. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định, tự chịu trách nhiệm khi sử dụng thông tin. 
HCM : 268 Lý Thường Kiệt, Q10
HN : 17 Tạ Quang Bửu
Chính sách bảo mật

DMCA.com Protection Status

LIÊN HỆ

Email: [email protected]

Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư

forexlienminhtrader.com